Skip to main content

Giới thiệu chung

Thị trấn Phú Mỹ là trung tâm kinh tế - chính trị, văn hóa xã hội của huyện, hướng Đông giáp xã Tân Huề tỉnh Đồng Tháp (ngăn cách bởi sông Tiền), phía Tây giáp xã Phú Thọ.
            Thị trấn Phú Mỹ có diện tích đất tự nhiên là 775,57 ha và 5.767 hộ trên 21.193 nhân khẩu, thu nhập bình quân đầu người 36,964, 000 đồng/ năm, về dân tộc phần lớn là dân tộc Kinh chiếm 99,99% dân số, là địa bàn đông dân cư, là trung tâm của đạo Phật giáo Hòa Hảo.Thị trấn hiện còn có 2 làng nghề truyền thống, đó là: nghề rèn và nghề làm bánh phồng sản phẩm nổi danh trong và ngoài tỉnh. Năm 1997 đơn vị được công nhận là thị trấn, đa số người dân sống bằng nghề thương mại dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp. Tổng số cán bộ: 129, đạt trình độ đại học: 27. Năm 2016 thị trấn Phú Mỹ được công nhận “Đô thị loại IV” và “Văn minh đô thị”; Đảng bộ nhiều năm liền đạt trong sách vững mạnh tiêu biểu, 4 năm liền UBND đạt tiên tiến xuất sắc, nhận bằng khen của Tỉnh ủy đạt thành tích thực hiện hiệu quả đề án 02/TU, nhận cờ thi đua chính phủ năm 2009, nhận Huân chương lao động hạng 3 năm 2013.

Kết cấu hạ tầng, cầu, đường giao thông nông thôn được đầu tư xây dựng và nâng chất đảm bảo thông suốt, toàn tuyến trục lộ chính được nhựa hóa phục vụ cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân được thuận lợi, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, giúp địa phương phát triển toàn diện về mọi mặt.

Địa bàn có 02 trường Mầm non, 03 trường tiểu học, 01 trường THCS và 02 trường THPT trình được dân trí ngày càng được nâng cao. Ý thức của người dân ngày càng được nâng lên, nhất là việc sử dụng âm thanh trong đám tiệc.

 Lao động, giải quyết việc làm với đa ngành nghề, địa bàn có trên 60 doanh nghiệp vừa và nhỏ thu hút hàng nghìn lao động tại chổ góp phần nâng cao cuộc sống phát triển kinh tế chung cho toàn xã hội.

Lịch sử hình thành và phát triển:

Thị trấn Phú Mỹ được xác lập địa danh từ cuối năm 1976, chính thức đặt tên 1980 theo Quyết định 125- CP của Hội đồng Chính Phủ và trở thành trung tâm huyện lị của huyện Phú Tân từ năm 1997 theo Nghị định sô 75 -CP  của Chính Phủ. Ngày 02/02/2016 Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 97/QĐ-BXD về việc công nhận thị trấn Phú Mỹ huyện Phú Tân tỉnh AG là đô thị loại IV. UBND huyện công nhận đạt chuẩn văn minh đô thị.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử mở đất và giữ đất, giữ làng từ thôn Mỹ Lương làng Hòa Hảo xưa đến thị trấn Phú Mỹ ngày nay, các thế hệ cư dân ở đây nối tiếp nhau gìn giữ và phát huy các truyền thống tốt đẹp của quê hương, chung sức chung lòng đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ và xây dựng vùng đất Phú Mỹ ngày càng giàu đẹp.

Với đặc điểm là một địa bàn nông thôn tôn giáo bị địch kềm kẹp nặng nề trong suốt cuộc chiến tranh giải phóng 30 năm (1945-1975), Đảng bộ và nhân dân Phú Mỹ đã kiên cường chịu đựng biết bao hy sinh, khó khăn, thử thách, đoàn kết, năng động, sáng tạo, vượt qua chặng đường hơn 80 năm đấu tranh và xây dựng để tạo nên Phú Mỹ khang trang và ngày càng đổi mới trên đường phát triển.

Từ một xã khó khăn ngày nào, ngày nay Phú Mỹ đã vươn mình trở thành đô thị loại IV, đạt chuẩn văn minh đô thị là một trong những địa bàn trọng điểm phát triển thương mại – dịch vụ và là trung tâm hành chính của huyện Phú Tân.

Thị trấn Phú Mỹ là địa bàn đông dân cư, nơi phát sinh của đạo Phật giáo Hòa Hảo cho nên phần đông người dân theo đạo Phật giáo Hòa Hảo. Nhân dân Phú Mỹ có truyền thống nhân ái, đoàn kết, thị trấn hiện còn đang lưu giữ và phát triển 2/3 ngành nghề truyền thống của huyện, đó là: nghề rèn và nghề làm bánh phồng mà sản phẩm nổi danh trong, ngoài tỉnh.

Với tiềm năng kinh tế và lực lượng lao động dồi dào, mặt bằng dân trí cao, Đảng bộ và nhân dân Phú Mỹ đang phấn đấu xây dựng quê hương giàu đẹp, đưa Phú Mỹ xứng tầm là trung tâm kinh tế - chính trị, văn hóa xã hội tiêu biểu của vùng nông thôn An Giang.